Thông tin đơn vị
- Địa điểm: Thôn Tả Hữu Tự, Phò Trạch, Phong Bình, Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Điện thoại: 054 3553547, địa chỉ Email: thpdien.pbinh@hue.edu.vn
- Quá trình thành lập và phát triển: được thành lập ngày 24 tháng 8 năm 1991 Theo quyết định số 256/QĐ-UBND huyện Phong Điền. Được tách từ trường cấp I-II Phong Bình thành trường Tiểu học phò Trạch và trường Trung học cơ sở Phong Bình.
- Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương, các tổ chức, đoàn thể:
Trường Tiểu học Phong Bình bao gồm hai làng: Phò Trạch và Siêu Quần; là một vùng đồng bằng thấp trũng, điều kiện kinh tế nhân dân còn nhiều khó khăn. Hệ thống chính trị trong nhà trường gồm: Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí minh.
*Cơ cấu về tổ chức: Trường Tiểu học Phong Bình là đơn vị trực thuộc sự quản lý và chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Phong Điền.
Số lượng CBGVNV: 50: Trong đó: CBQL: 03; GV TPT Đội: 01; GV đứng lớp: 22; GV đặc thù: 10. Nhân viên: 05.
+ Cơ cấu theo 5 tổ (02 Tổ chuyên môn, 01 tổ bộ môn, 01 tổ văn phòng)
+ Chất lượng đội ngũ: CBQL-GVNV đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Trình độ Chuyên môn nghiệp vụ từ đạt yêu cầu trở lên qua đánh giá của đoàn kiểm tra nội bộ và đoàn thanh tra của Phòng giáo dục vào tháng 03 năm 2015; có tâm huyết với dạy học và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
*Về cơ sở vật chất:
- Tổng số phòng: 21 phòng, trong đó:
- 09 phòng học /8 lớp(1 phòng bồi dưỡng HSG); 5 phòng dạy bộ môn.
- Các phòng chức năng: 01 phòng Thư viện; 01 phòng Thiết bị; 01 phòng Đội – Sao, 01 phòng Kế toán-Văn thư; 01 phòng y tế ; 01 phòng Hội đồng-Hội trường; 01 phòng Hiệu trưởng; 01 phòng Phó hiệu trưởng - Văn thư.
- Bàn ghế học sinh 02 chỗ : 160 bộ (320 chỗ); bảng chống lóa đủ - đạt tiêu chuẩn.
- Máy vi tính: dạy học 20 máy, giáo viên 1 máy, văn phòng 3 máy.
- Trang thiết bị dạy học: đảm bảo đầy đủ cho tất cả các môn học.
CSVC trường, lớp đã ổn định đảm bảo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia.
2. Chức năng, nhiệm vụ:
- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi,vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em bỏ học đến trường, thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học của học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn quản lý của trường.
- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Quản lý sử dụng đất đai, cơ sở vật, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Thuận lợi:
Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng và chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội đến với Giáo dục – Đào tạo của Nhà trường về mọi mặt.
Sự tham gia hỗ trợ tích cực của các thôn, Hội phụ huynh học sinh đã huy động được nguồn lực để giúp Nhà trường xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành.
- Khó khăn:
Những thuận lợi là cơ bản nhưng Giáo dục-Đào tạo của địa phương đang khó khăn về nguồn Ngân sách đầu tư xây dựng trường lớp, trang thiết bị dạy học; địa phương thuộc xã nghèo, kinh tế thu nhập từ sản xuất nông nghiệp nên nhiều phụ huynh còn gặp khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu đồ dùng học tập cho các em về công nghệ thông tin; đa số giáo viên ngoài địa phương, nhà xa trường, đi lại khó khăn trong mùa mưa lũ, chưa đảm bảo toàn tâm, toàn ý cho công tác dạy – học. Chuyên môn nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát của chi bộ còn hạn chế.
Bài viết đang chờ cập nhật...
Số lượt xem : 5695