Kế hoạch của Tổ chuyên môn 4 - 5 Năm 2020
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHONG BÌNHTỔ CHUYÊN MÔN KHỐI 4-5
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Phong Bình, ngày 15 tháng 9 năm 2020 |
KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2020-2021
TỔ CHUYÊN MÔN KHỐI 4-5
Căn cứ vào kế hoạch Số: /KH-THVH, ngày tháng năm 2020 về Kế hoạch chỉ đạo chuyên môn, quy trình chuyên môn của nhà trường;
Căn cứ vào tình hình giáo viên và học sinh của tổ 4-5 năm học 2020-2021, Tổ chuyên môn 4-5 xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ trong năm học 2020- 2021 như sau:
I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1/ Thuận lợi:
- Tổ nhận được sự chỉ đạo của Chi bộ, sự quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu, sự phối kết hợp của các đoàn thể, hội cha mẹ học sinh.
- Tất cả giáo viên trong tổ có nhiều năm làm công tác giảng dạy, năng nỗ, nhiệt tình, có trách nhiệm cao, tận tụy với học sinh, với trường lớp, tay nghề khá vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, trình độ của giáo viên đã đạt chuẩn và trên chuẩn, có giáo viên giỏi làm nòng cốt.
- Các bậc phụ huynh đã quan tâm đúng mức đến việc học hành của con em mình như sách vở, đồ dùng học tập khá đầy đủ.
- Đa số học sinh có ý thức học tập tốt.
- Phòng học của các lớp khá khang trang, được trang cấp bàn học hai ghế rời cho các em ngồi học. Cơ sở vật chất khá đầy đủ, mỗi lớp được trang bị một tủ đựng đồ dùng dạy học, 100% phòng học có đủ quạt mát cho các em về mùa hè, đủ ánh sáng về mùa đông.
2/ Khó khăn:
- Trường có 3 cơ sở trên địa bàn đóng 3 nơi cách xa nên khó khăn trong công tác quản lý GV và HS của tổ.
- Trường nằm ở vùng trũng nên mùa mưa bão thường bị chậm chương trình.
- Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học còn thiếu.
- Trình độ học của học sinh trong mỗi lớp chưa đồng đều, một số học sinh kiến thức lớp dưới nắm chưa chắc nên việc lĩnh hội kiến thức còn khó khăn.
- Việc tiếp thu kiến thức các môn học của một số em còn chậm nên ảnh hưởng đến chất lượng đề ra theo chỉ tiêu.
- Học sinh ở 3 cơ sở sẽ gặp khó khăn trong công tác nâng cao chất lượng mũi nhọn.
- Một số ít phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập ở nhà của con em.
3/ Tình hình năm trước:
3.1/ Công tác huy động và duy trì số lượng giáo viên và học sinh:
a. Cán bộ giáo viên:
* Tổng số CBGV: 10 giáo viên: Nữ: 02
Trong đó: Đại học sư phạm: 06
Cao đẳng sư phạm: 04
Trung học sư phạm: 0
b. Học sinh:
* Tổng số học sinh đầu năm được giao: 176 em; Nữ: 118em.
Duy trì đến cuối năm: 176 em ; Đạt tỷ lệ: 100 %
3.2/ Công tác chất lượng: (Đã có bảng số liệu đính kèm)
3. 2. 1. Các môn đánh giá bằng điểm ( Chuẩn kiến thức, kĩ năng):
3. 2. 2. Các môn đánh giá bằng nhận xét ( Chuẩn kiến thức, kĩ năng)
3. 2. 3. Năng lực:
3. 2. 4. Phẩm chất:
* Khen thưởng:
Khen cấp trên: 03 em được khen cấp huyện.
Khen cấp trường:
Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: 49 em.
Học sinh có thành tích tiến bộ hoặc vượt trội về một trong các môn học: 33em
4/ Tình hình thực tế của năm học 2020-2021
Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn chung đã nêu ở trên, Tổ nhận thấy năm học 2020-2021, Tổ có những thuận lợi và khó khăn cơ bản sau:
- GV đảm nhận công tác bồi dưỡng HSG có kinh nghiệm, nhiệt tình; HS hăng say học tập nên thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng mũi nhọn.
- Do việc rèn luyện chữ viết ở các lớp dưới còn hạn chế nên năm học này phong trào VSCĐ của Tổ gặp nhiều khó khăn, chất lượng theo yêu cầu đề ra khó đạt.
II. CÁC MỤC TIÊU CỦA NĂM HỌC
- Thực hiện sáng tạo, có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành. Đặc biệt “Bảo quản tốt và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học”.
- Thực hiện đầy đủ quy chế chuyên môn của Trường và Tổ, bảo đảm dạy đúng và đủ chương trình mà Bộ đã ban hành; Thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo của BGH.
- Tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh. Nâng cao hiệu quả đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phân hoá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông;
- Dạy, học và đánh giá theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình. Thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo công văn số 1017 ngày 10/09/2010 của sở.
- Thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trị sống, giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và các hoạt động giáo dục, giáo dục biển đảo môi trường.
- Thực hiện đổi mới cách đánh giá học sinh theo Thông tư 22 và Văn bản hợp nhất 03 của BGD&ĐT.
- Duy trì sĩ số học sinh, tăng tỉ lệ chuyên cần của học sinh; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục; giảm tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành.
III. CÁC NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1/ Công tác huy động và duy trì số lượng giáo viên và học sinh:
a. Cán bộ giáo viên:
* Tổng số CBGV: 11 giáo viên ; Nữ : 01
Trong đó: Đại học sư phạm : 09
Cao đẳng sư phạm : 01
Trung học sư phạm : 01
b. Học sinh:
* Tổng số học sinh đầu năm được giao: 157
Trong đó: Khối 4: 85
Khối 5: 72
Duy trì đến cuối năm: 157 em ; Đạt tỷ lệ: 100 %
c. Biên chế lớp học:
Lớp |
GV chủ nhiệm |
TSHS |
Nữ |
Dân tộc |
Khuyết tật |
Hộ nghèo |
Hộ cận nghèo |
Con mồ côi |
4/1 |
Nguyễn Ngọc Ý |
18 |
10 |
Kinh |
0 |
3 |
2 |
0 |
4/2 |
Nguyễn Văn Lợi |
17 |
12 |
Kinh |
0 |
0 |
1 |
0 |
4/3 |
Hồ Thế Nhân |
19 |
9 |
Kinh |
0 |
1 |
0 |
0 |
4/4 |
Nguyễn Thị Tỷ |
31 |
16 |
Kinh |
0 |
3 |
0 |
1 |
5/1 |
Trần Duy Tân |
26 |
12 |
Kinh |
0 |
1 |
1 |
0 |
5/2 |
Nguyễn Viết Út |
17 |
26 |
Kinh |
0 |
2 |
2 |
2 |
5/3 |
Trần Gia Dũng |
29 |
11 |
Kinh |
1 |
2 |
1 |
1 |
d. Một số biện pháp về công tác huy động và duy trì số lượng
* Đối với Tổ:
- Quan tâm các em thuộc gia đình nghèo đói, gia đình học sinh gặp khó khăn, hỗ trợ thêm sách vở và dụng cụ học tập cho các em học tập thông qua Dự án giúp đỡ học sinh thuộc diện khó khăn, Hội khuyến học của nhà trường.
- Làm tốt công tác về huy động và nâng cao chất lượng giảng dạy, hạn chế mức thấp nhất học sinh chưa hoàn thành các môn học, phấn đấu đạt tỷ lệ lên lớp cao. Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm huy động và nâng cao chất lượng.
- Thực hiện tốt cuộc vận động "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Xây dựng trường lớp "Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn".
* Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp:
- Luôn luôn là tấm gương sáng để học sinh noi theo; thương yêu, tôn trọng học sinh. Quan tâm đến hoàn cảnh của từng em, khen nhiều hơn chê. Không vi phạm quyền và bổn phận trẻ em. Xây dựng tốt phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực", mối quan hệ giữa thầy- trò, trò – trò,... luôn được thân thiện tạo ra không khí vui tươi trong tiết học.
- Xây dựng tốt mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và BCH Cha mẹ học sinh lớp; giữa giáo viên chủ nhiệm vàcha mẹ của từng học sinh.
- Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học để mỗi tiết học học sinh cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng và tiếp thu bài tốt.
- Giáo viên phải khách quan công bằng trong việc xếp loại đánh giá học sinh. Quan tâm nhiều đến học sinh còn yếu, lắng nghe tôn trọng ý kiến học sinh.
2/ Công tác chất lượng (Bảng đính kèm chi tiết)
3/ Thực hiện quy chế, hoạt động chuyên môn:
3.1/ Hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
+ Các chỉ tiêu:
- Số tiết dự giờ trong một học kỳ: 9 tiết/ 1GV/ Học kì (cả năm 18 tiết/GV)
- Số tiết thao giảng trong năm: 4 tiết/ 1GV. Trong đó Tiết dạy có sử dụng CNTT: ít nhất 4 tiết.
- Số tiết kiểm tra chuẩn NNGVTH: 3 tiết/1GV/năm (Trong đó tối thiểu có từ 1-2 tiết ứng dụng CNTT). .
- Mỗi CBGV được kiểm tra, đánh giá hồ sơ qui chế chuyên môn theo định kì 2 tháng/lần và cuối mỗi học kì. Xếp loại hồ sơ: Tất cả hồ sơ của giáo viên trong tổ xếp loại khá trở lên, trong đó loại tốt chiếm 60 %.
- Có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên và tham gia công tác bồi dưỡng thường xuyên đạt 100 % loại khá trở lên, trong đó loại giỏi đạt 40 %.
- Tham gia dự thi giáo viên giỏi cấp trường 100 % GV.
- Tổ chức bình chọn GVCN lớp giỏi cấp tổ, trường, cấp huyện.
- Các hội thi khác theo qui định và phát động của ngành
+ Giải pháp:
- Tăng cường tổ chức dự giờ thao giảng theo khối lớp. Mục đích là đảm bảo số tiết dự giờ thao giảng đồng thời cũng đúc rút chuyên môn cho các khối lớp.
- Bố trí thời gian hợp lí cho các buổi thao giảng, dự giờ để tất cả các giáo viên trong Tổ đều được tham gia học hỏi.
- Giáo viên có kế hoạch đăng kí tham gia hội học để số tiết dự giờ được đảm bảo.
- Tích cực tham gia và tham gia có chất lượng các buổi sinh hoạt, các hội thi do ngành.
3.2/ Các biện pháp thực hiện hồ sơ quy chế (Soạn bài, giảng bài, chấm chữa bài, đánh giá học sinh...):
3.2.1/ Đối với giáo viên
- Có đầy các loại hồ sơ theo quy định.
- Hồ sơ luôn được cập nhật đầy đủ, sắp xếp khoa học.
3.2.2/ Đối với Tổ chuyên môn:
- Thực hiện đầy đủ 8 loại hồ sơ theo qui định của Phòng GD&ĐT,
- Tổ chức CBGV trong tổ sinh hoạt theo định kỳ 2 lần/tháng.
- Duyệt kế hoách tuần, kế hoạch dạy học, kế hoạch thiết bị, ĐDDH hàng tuần.
- Kiểm tra hồ sơ giáo viên 2 tháng /1 lần và cuối mỗi học kỳ.
- Cuối mỗi kỳ ra đề kiểm tra và tổ chức nghiêm túc các kỳ kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh và chất lượng dạy học của giáo viên. Tổng hợp nộp báo cáo chất lượng cho chuyên môn trường.
- Tổ chức tốt các buổi thao giảng,
4/ Triển khai chuyên đề:
4.1/ Chuyên đề:
STT |
Họ và tên |
Tên chuyên đề |
Thời gian thực hiện |
1 |
Nguyễn Văn Lợi |
Tìm ý và lập dàn ý bài văn miêu tả bằng kĩ thuật dạy học tích cực |
Tháng 11/2020 |
2 |
Trần Duy Tân |
Chỉ ra chỗ sai trong giải toán có lời văn lớp 4 |
Tháng 03/2021 |
4.2/ Phương pháp “Bàn tay năn bột”:
Đăng kí dạy học bằng phương pháp BTNB (Mỗi giáo viên 2 tiết.Trong đó:HKI 1 tiết; HKII 1 tiết). Cụ thể:
STT |
Họ và tên |
Bài dạy/ tuần |
1 |
Trần Duy Tân |
HKI: Đá vôi (tuần 13) HKII: Năng lượng (tuần 21) |
2 |
Nguyễn Ngọc Ý |
HKI: Ba thể của nước (tuần 11) HKII: Sự lan truyền của âm thanh (tuần 21) |
3 |
Nguyễn Văn Lợi |
HKI: Không khí có tính chất gì? (tuần 16) HKII: Ánh sáng (tuần 23) |
4 |
Nguyễn Viết Út |
HKI: Xi măng (tuần 14) HKII: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa (tuần 26) |
5 |
Hồ Thế Nhân |
HKII: Trao đổi chất ở động vật (tuần 32) |
6 |
Trần Gia Dũng |
HKI: Thủy tinh (tuần 15) HKII: Sự nuôi dạy con của thú (tuần 30) |
7 |
Nguyễn Thị Tỷ |
HKI: Nước có những tính chất gì? (tuần 10) HKII: Âm thanh (tuần 22) |
5/ Hoạt động các đoàn thể (Đảng, Công đoàn, Chi đoàn... và các hoạt động chính trị xã hội khác do Ngành, Trường, hoăc địa phương tổ chức).
- Thực hiện tốt các hoạt động đoàn thể do Ngành, Trường, địa phương tổ chức.
- 100% thành viên trong Tổ thực hiện tốt theo kế hoạch hoạt động đề ra.
6/ Đổi mới trong công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức Đội - Sao nhi đồng.
- Thành lập ban thi đua lớp để khuyến khích học sinh vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Kết hợp với Hội Cha mẹ học sinh để trang hoàng lớp học hợp vệ sinh, khoa học (Trồng nhiều cây xanh trong lớp học, trang bị cho học sinh khăn lau tay…)
- Giáo viên biết tổ chức các hình thức dạy học gây hứng thú cho học sinh để các em say mê trong học tập phát triển tư duy cho học sinh.
Tổ chức tốt hoạt động Đội cho học sinh từ chi đội tới Liên đội. Xây dựng Liên đội vững mạnh và luôn làm tốt các phong trào của Đội trong năm.
7/ Về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện nội quy, quy tắc ứng xử:
- 100% giáo viên có tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định; biết phê và tự phê bình để giúp nhau cùng tiến bộ. Biết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong tổ chuyên môn.
- Toàn thể giáo viên trong Tổ luôn luôn phấn đấu trau dồi phẩm chất đạo đức chính trị cũng như nhân cách của một nhà giáo “Xứng đáng cho học sinh học hỏi và noi theo”.
- Tham gia học tập các lớp chính trị và tìm tòi sách báo để biết nhiều hơn về Đảng, Bác Hồ.
- Đảng viên phải biết gương mẫu đi đầu trong mọi lĩnh vực để quần chúng trong tổ học hỏi và làm theo.
- Thường xuyên học và tự học để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ bản thân.
8/ Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
100% giáo viên làm tốt việc Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
9/ Kế hoạch kiểm tra trong năm học:
- Kiểm tra hồ sơ giáo viên 2 tháng /1 lần và cuối mỗi học kỳ.
- Kiểm tra việc dạy học trên lớp cùng với chuyên môn Nhà trường.
10/ Chỉ tiêu và danh hiệu tập thể, cá nhân, đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
Tổ: Tổ vững mạnh cấp trường.
Lớp tiên tiến: 4/1, 4/2, 4/3, 4/4, 5/1, 5/2, 5/3
Chi đội mạnh: 4/1, 4/2, 4/3, 4/4, 5/1, 5/2, 5/3
Cá nhân:
STT |
Họ và tên |
Danh hiệu |
Đề Tài |
1 |
Trần Duy Tân |
CSTĐCS |
“Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5” |
2 |
Nguyễn Ngọc Ý |
CSTĐCS |
“Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 học môn Khoa học” |
3 |
Bùi Văn Khỏe |
CSTĐCS |
“Một số giải pháp giúp học tốt môn Tin học lớp 5 trường tiểu học Phong Bình” |
4 |
Nguyễn Văn Lợi |
LĐTT |
|
5 |
Nguyễn Viết Út |
LĐTT |
|
6 |
Hồ Thế Nhân |
LĐTT |
|
7 |
Trần Gia Dũng |
LĐTT |
|
8 |
Nguyễn Thị Tỷ |
LĐTT |
|
9 |
Lê Khắc An Bình |
LĐTT |
|
10 |
Ngô Văn Phán |
LĐTT |
|
11 |
Hoàng Phước Dành |
CSTĐCS |
“Một số biện pháp nâng cao hoạt động ở tổ chuyên môn” |
-
LỊCH TRÌNH KẾ HOẠCH CÔNG TÁC
( Lịch trình kế hoạch năm 20-21)
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Tổ kiến nghị với lãnh đạo Trường tạo điều kiện cho Tổ có 01 máy vi tính có nối mạng để tiện việc cập nhật các kế hoạch của trường cũng như cấp trên.
PHÊ DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
………………………………………... Trần Duy Tân
Bản quyền thuộc Trường tiểu học Phong Bình
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://th-ptrach.phongdien.thuathienhue.edu.vn/